More

    Giuse Tuân (1821-1861)

    Giuse Tuân

    Danh sách & tiểu sử 118 Vị Tử Đạo Việt Nam

    Giuse Tuân, Sinh năm 1821 tại Trần Xá, Hưng Yên, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 30/04/1861 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Ðức. Đức Lêo XIII suy tôn chân phước linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 30/04.

    Nụ hôn của Giuda

    Được cha xứ Kim Sơn tin cậy gửi gấm hai linh mục, Bát Biên kín đáo giấu hia vị trong nhà. một tuần sau, ông nói với hai cha : “Con nghe tin quan biết hai cha ẩn ở đây và quan quân sắp đến vây làng. con phải đem hai cha đi nơi khác an toàn hơn”. Rồi Bát Biên mời linh mục thừa sai Fernandez Hiền xuống một chiếc thuyền nhỏ chở đi. Lát sau lại trở về đón cha Phêrô Tuần.

    Xuống thuyền đi trốn, hai cha hoàn toàn tin lời Bát Biên, chẳng ngờ chút nào sự săn sóc ân cần đó lại chính là “cái hôn của Giuđa”.

    Âm mưu bắt hai cha của Bát Biên thành công thật êm thắm. Những nụ hôn bao giờ mà chẳng nhẹ nhàng êm ái ! Và đàng sau nụ hôn đó, tù ngục, tra tấn, cái chết đang chờ đợi hai cha.

    Phêrô Nguyễn Bá Tuần chào đời năm 1766 tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Tử thuở bé, cậu tuần đã có tiếng là hiền lành, đạo đức, chăm chỉ học hành. Lớn lên, cậu vào sống trong nhà Chúa, tại đây cậu siêng năn học giáo lý, đồng thời học thêm chữ Hán. Thấy dấu chỉ có ơn kêu gọi, các linh mục giới thiệu cậu vào chủng viện. Nhưng mới theo học tại trường Latin ít lâu, Vua Cảnh Thịnh ra chiếu chỉ cấm đạo, thầy Phêrô phải nghỉ học và ẩn trốn nơi này nơi khác cùng với cha chính Hoan (Gatillepa). Thầy tỏ ra là một đệ tử đắc lực của ngài. May mắn thay, một thời gian sau, trường được mở lại, thầy Tuần trở về tiếp tục học hành và được lãnh chức linh mục năm 1807. Cha Tuần đã thi hành tác vụ thánh tại nhiều nơi, thu hái nhiều kết quả, được các bề trên hài lòng suốt 30 năm.

    Giá trả về niềm tin

    Năm 1838, khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo gắt gao hơn thì cha Tuần đang làm chánh xứ Lác Môn, tỉnh Nam Định. Cha không chỉ lo chu toàn trách vụ giáo xứ của mình, nhưng cha còn lưu tâm đến tình hình Giáo hội Việt Nam, lo đến các anh em linh mục. Nghe tin làng quần Liêu sợ vạ lây, không muốn chấp nhận cha chính Fernandez Hiền bị bệnh kiết lỵ trầm trọng đang chữa tại đây nữa, cha Tuần phải vội vàng đến can thiệp và ở lại để dân chúng yên tâm giúp đỡ cha chính. Không ngờ nghĩa cử yêu thương này đã nối kết số phận đời cha với vị thừa sai Âu Châu.

    Sau vài ngày, hai cha bỏ Quần Liêu trấn lên Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Tây Đang Ngoài. Nhưng tại đây quan quân cũng đang tầm nã gắt gao, các tín hữu bắt buộc phải giấu hai cha ngoài bãi sình lầy, suốt hai ngày nắng sương gió rét. Khi đó, cha xứ Kim Sơn cho tìm một người ngoại đạo tên là Bát Biên, người thọ ân ngài nhiều lần và gởi gấm tạm hai vị mục tử. Ở đây, trước khi được làm chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa, hai cha đã phải trả giá cho niềm tin vào con người. Bát Biên trở mặt nộp hai linh mục cho quan Tổng Đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh. Thế là hai cha bị đóng gông giam vào ngục.

    Trong tù, vị linh mục già 72 tuổi, luôn can đảm trung thành với đức tin của mình, dù thân thể già nua ốm yếu phải chịu gông cùm xiềng xích với biết bao đòn vọt. Khi viên quan nói với cha : “Lão già quá rồi, không chịu nỗi các hình khổ đâu”. Cha Tuần trả lời : “Quả thực tôi ốm yếu già nua, nhưng Thiên Chúa sẽ cho tôi sức mạnh để đón nhận mọi cực hình và cả cái chết vì Ngài”. Lần khác, quan cho một tín hữu đã bỏ đạo ra đạp lên thánh giá và bảo cha làm theo như vậy, cha liền nói: “Sao tôi lại phải bắt chước kẻ bội giáo? Mẫu gương tôi soi là hai Đức cha của tôi, tôi muốn noi gương các đấng ấy”. (Cha Tuần muốn nói đến Đức cha Henares Minh và Delgado Y, tử đạo ngày 26.06 và 12.07).

    Rũ tù trong vinh phúc.

    Pháp luật thời đó không cho phép xử chém người già trên 60 tuổi. Thế nhưng ngày 18.07.1838, vua Minh Mạng vẫn phê án xử trảm cha Tuần. Bản án “vi hiến” đó đã không bao giờ thi hành được. Các hình khổ trong tù : tra tấn, đánh đập, đói khát, nóng nực và muỗi rệp, cuối cùng đã làm thay công việc của lý hình. Trước đó ba ngày cha Tuần đã hoàn tất cuộc đời làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa ngay trong nhà tù, tức ngày 15.07.1838.

    Con đường tử đạo của cha không kết thúc đẫm máu, không có những bi kịch thảm thương. Một con đường khá bình thường, được dệt nên bằng những việc quen thuộc mà nhiều người khác có thể từng gặp trong đời: một người anh em mắc bệnh, một người phản bội vô tâm, đòn vọt, rệp muỗi… Nhưng “trên từng cây số” con đường đó, cha đã đi thật đúng đắn, thật trung thành, thật trọn vẹn. Cha đã tận tình lo cho người anh em gặp hoạn nạn. Cha đã hết sức tin vào con người, dù có thể gặp phải kẻ phản bội. Cha đã sống trọn vẹn niềm tin của mình trong những hoàn cảnh khó khăn, mới thoạt nhìn qua như có vẻ bình thường, nhưng vì dai dẳng nên cái bình thường đó không kém phần gay go.

    Lòng trung thành trong những “việc nhỏ” như thế, đáng được coi là trung thành trong những “việc lớn”. Lòng trung thành đó đã đưa cha đến phúc tử đạo dù không đổ máu. Cha được về quê trời ngày 15.07.1838 trong khi đã sẵn sàng bước ra pháp trường lấy máu mình minh chứng niềm tin. Giáo hữu rước thi hài cha về an táng tại nhà thờ xứ Ngọc Đồng, sau đem vào Nam đặt tôn kính tại xứ Lạc An, Biên Hòa.

    Đức Lêo XIII suy tôn chân phước linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

    Nguồn từ tu viện Đa Minh

    Trường thi tử Đạo.

    Linh mục Tuân quê hương Trần Xá
    Sinh Tân Mùi (1811) ba má nhà nông
    Cảnh nhà nghèo lại con đông
    Gia đình đạo đức cộng đồng Thánh gia

    Giuse Tuân mẹ cha giáo dục
    Cả gia đình ơn phúc Kitô
    Ðức tin vững mạnh tung hô
    Phượng thờ Thiên Chúa điểm tô rạng ngời

    Tuân được chọn từ thời niên thiếu
    Vào chủng viện năng khiếu triển khai
    Thông minh đạo đức hiền tài
    Sau về thần học, Ðức Ngài tấn phong

    Chức Linh Mục quan phòng ơn Chúa
    Ít lâu sau tuyên hứa nhập dòng
    Ðaminh lễ khấn đã xong
    Lên đường rao giảng cầu mong ơn lành

    Thời bách hại Cha đành lẩn trốn
    Thăm đoàn chiên khắp chốn bơ vơ
    Âm thầm phục vụ đón chờ
    Biết bao nguy hiểm bất ngờ xảy ra

    Xứ Ngọc Ðồng bà già bệnh nặng
    Sai con đi để đặng đón Cha
    Xức dầu giải tội cho bà
    Người con bất hiếu nó đà tố quan

    Ham tiền thưởng sẵn sàng phản bội
    Quan cho vây để về bắt Cha
    Ngài đang xức dầu bà già
    Lính liền trói bắt giải tòa Hưng Yên

    Chúng nộp Ngài quan trên tuần phủ
    Tại nơi đây lãnh đủ khổ hình
    Hù Cha nhìn thấy thất kinh
    Sau quan dụ dỗ chưa trình Vua phê

    Hãy quá khóa ra về thoải mái
    Còn quyền ta trở ngại gì đâu
    Cha Tuân cương quyết khởi đầu
    Tôi đây Linh Mục cho dầu khó nguy

    Ðường lối Chúa sẵn đi tới đích
    Về nước Trời giải thích quan hay
    Giàu sang phú quý đời này
    Như cơn gió thoảng cuốn bay còn gì

    Tình yêu Chúa mới thì bền vững
    Trước giáo gươm ta đứng hiên ngang
    Ðầu rơi tử đạo sẵn sàng
    Nhờ quan chuyển án lên đàng cho Vua

    Người chiến sĩ chạy đua tới đích
    Ra pháp trường mục kích Sông Hồng
    Nhiều người trong đám dân đông
    Nhìn Cha thọ án mà lòng thương riêng

    Ngài bước chậm bị xiềng quá nặng
    Cha kêu tên nghe đặng Giêsu
    Hồng ân tử đạo hộ phù
    Linh hồn Chúa thưởng thiên thu Nước Trời

    Thi hài được về nơi an táng
    Chết oai hùng xứng đáng con Cha
    Máu đào tử đạo chan hòa
    Nảy sinh hạt giống quê ta rạng ngời

    Phúc tử đạo đẹp ơi Tân Dậu (1861)
    Bỏ thế gian để tậu Nước Trời
    Gan vàng, dạ sắt tên người
    Suy tôn Tân Mão (1951) tuyệt vời thánh nhân

    Lời bất hủ: Dù cha bị hành hạ tra tấn gông cùm vẫn hiên ngang trung thành với Thầy Chí Thánh Giêsu, bất chấp những đau đớn và khổ hình trong tù, cha vẫn tiếp tục rao giảng tình thương vô biên của Thiên Chúa, cha khích lệ, nâng đỡ tinh thần những anh em giáo hữu đang bị giam cầm, an ủi những anh em giáo hữu âm thầm đến thăm cha và ban Bí tích cho họ.

    Hot Topics

    Related Articles