More

    Giáo Phận Sài Gòn : Khai mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo

    Thứ Bảy, 23 tháng 6 năm 2018, Giáo Phận Sài Gòn cử hành Thánh lễ khai mạc năm Thánh Các Thánh Tử Đạo tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

    8 g 30, cộng đoàn hướng về cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế. Sau bài hát Nhập Lễ, cộng đoàn cùng sốt sắng đọc kinh cầu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

    Xem Video

    Thánh Lễ hôm nay do Đức Cha Giám Quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ tế. Cùng hiệp dâng Thánh Lễ với Đức Giám Quản Giuse có Đức Cha Luy và quý Cha trong Giáo Phận.

    Hiệp dâng Thánh Lễ có quý tu sĩ nam nữ và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận.

    Bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giám Quản ngỏ với cộng đoàn ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay.

    Trong bài chia sẻ, Đức Giám Quản ngỏ với cộng đoàn : Tổng Giáo Phận Sài Gòn bước vào trong bầu khí hân hoan hào hùng và bầu khí bao trùm với 2 tâm tình : Chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa và yêu thương.

    Hai tâm tình này khởi đi từ vị tử đạo đầu tiên là Đức Giêsu. Người tử đạo đầu tiên đã hy sinh mạng sống mình trên thập giá : “Lạy Cha xin tha cho họ”.

    Tin Mừng đã đến với dân tộc Việt Nam từ 1538 và giai đoạn lịch sử thới thời 117 thánh tử đạo Việt nam kéo dài 218 năm tính từ 1644 Andrê Phú Yên đến 1862 thánh Pheêô Đạt qua các triều đại Vua Lê, Vua Nguyễn và nhất là các Vua Triều Nguyễn, Minh Mạng, Tự Đức …

    Hơn 1 trăm ngàn tín hữu Việt Nam bị bách hại, ngày 19.6.1988 117 được phong hiển thánh do Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo đệ II phong và Đức Thánh Phaolô đệ II đã phong chân phước cho thánh Anre Phú Yên.

    Trong 117 tự đạo có 21 vị ngoại quốc và 96 người Việt. các thánh tử đạo bao gồm các thành phần dân Chúa : 8 giám mục, 50 linh mục trong đó có 37 linh mục Việt Nam và 13 ngoại quốc gồm 5 Đaminh. Cuối cùng 44 giáo dân : công chức, quân nhân, binh sĩ, thương gia, công nhân, nông dân, ngư phủ … trong đó có 1 phụ nữ là thánh Annê Lê Thị Thành, rất gần gũi, thân thương người tagọi là bà Thánh Đê.

    Trong ngày Lễ hôm nay, chúng ta để Lời Chúa cho chúng ta ý nghĩa đích thực của tử đạo.

    Bài đọc 1 trích sách Khôn ngoan là những người công chính là những người tin cậy vào Chúa. Sách Khôn Ngoan dạy dù trước . Ðối với con mắt của người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng trông cậy của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

    Đối với mắt những người không hiêu, thì các ngài đã chết và việc các ngài ra đi bị coi là bât hạnh, việc các ngài lìa xa chúng ta là rơi vào cảnh diệt vong. Nhưng thật ra các ngài đang hưởng bình an. Dau theo mắt người đời thì các ngai chịu khốn khổ, nhưng thật ra các ngài vẫn tràn đay hy vọng được bất tử

              Sách bài đọc 2 Khải Huyền trình bày vinh quang của các Thánh Tử đạo là tham dự vào đau khổ của Thiên Chúa : Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên.

    Và bài Phúc Âm của Thánh Gioan xác định rõ hơn : các Thánh Tử đạo kiên vững trước đau khổ nhờ Chúa Giêsu. Thánh Gioan thuật lại lời cầu nguyện : in Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”.

    Sự thật mà Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban tặng Con Một Ngài. Và Chúa Giêsu người con đó đã diễn tả tình yêu dành cho nhân loại trong hy tế thập giá. Để rồi các môn đệ của Ngài cũng vậy, chúng ta cũng vậy ngày hôm nay : Con xin hiến dâng mình con. Vì họ con xin thánh hiến chính mình để nhờ sự thật họ cũng được thánh hiến

    Các thánh tử đạo được tình yêu hiến dâng của Chúa Giêsu ban sức mạnh để kiên tâm trung thành với Chúa.

    Đặc biệt hình ảnh thánh Matthêu Lê Văn Gẫm thuộc tổng Giáo Phận chúng ta. Quê của Ngài là Gò Công và nay là quận 9. Thánh Mattheu Lê văn Gẫm được phúc tử đạo thuộc xứ Chợ Đũi quận 1, vì thế Tổng Giáo Phận chọn địa điểm này làm nơi hành hương năm thánh 19.6

    Trong thông báo Tòa Giám Mục đã viết : Chợ Đũi và nhà thờ Thánh Gẫm đường 16 Long Bình, quận 9, Thủ Thiêm để anh chị em kính viếng và đón nhận ơn Toàn Xá.

    Nhìn vào đời thánh Gẫm, cũng như những yếu đuối. Khoảng 20 tuổi, chàng Lê Văn Gẫm kết hôn với 1 nàng thuộc huyện Châu Thành, Đồng Nai. Trong nghề thương mại thường phải xa nhà, một lần kia Matthêu Gẫm sa ngã, theo đuổi mọt thiếu nữ khác. Nhưng khi nghĩ lại, ông cương quyết từ bỏ mối tình ngang trái. Để bù lại, ông tỏ ra yêu vợ nhiều hơn, và chú tâm vào việc giáo dục con cái, nhất là về đời sống đạo đức và được phúc tử đạo.

    Nhìn vào đời sống thánh Gẫm chúng ta thấy rõ hồng ân Thiên Chúa trên cuộc đời của Ngài. Cuộc đời của Ngài có những yếu đuối nhưng vì tình thương ân sủng của Chúa đã hoạt động. Ngài nhìn nhận những yếu đuối của mình và để ơn Chúa hoán cải và sử dụng Ngài.

    Điểm khác mà Thánh Mattheu Gẫm để lại cho chúng ta là chu toàn bổn phận gia đình. Bất cứ ai trong chúng ta cũng trốn tránh thập giá nhưng thập giá chính là bổn phận Chúa trao. Là cha là mẹ, là tu sĩ, bổn phận không dễ dàng nhất là đời sống gia đình. Bao thập giá đè nặng trên vai, vật giá leo thang, học phí cho con, … phải vác thập giá hàng ngày theo Chúa.

    Vì có thuyền riêng và rành nghề sông biển, công việc buôn bán của ông Matthêu Gẫm càng ngày càng phát đạt. Ông quảng đại giúp đỡ các giáo sĩ, và được các thừa sai tín nhiệm. Trong chương trình của cha Lợi, quản lý nhà chung Bà Rịa thì thỉnh thoảng ông lại làm một chuyến qua Hạ Châu (Singgapour) hay Pénang (Mã Lai) để đón các thừa sai và các chửng sinh Việt Nam du học về nước, hoăc chuyển các đồ thờ tự và sách báo đạo. Một số chuyến đi về êm xuôi, nhưng rồi công việc bại lộ, và các quan địa phương để ý theo dõi ông rất gắt.

    Năm 1846, vì nhu cầu của giáo phận, ông nhận lời với cha Lợi sang Singapour đón Đức cha Đaminh Lefèbvre Nghĩa, cha Duclos Lộ và ba chủng sinh về Sài Gòn. Như có linh cảm chuyến này khó thoát, nên ông đến từ giã cha mẹ nội ngoại, dặn dò vợ con kỹ càng ước vọng của mình rồi lên đường. Chuyến đi được êm xuôi. Ngày 23.05, thuyền nhổ neo quay về thì gặp bão tố, và mất thêm bốn ngày trốn chạy một tàu cướp biển, nên ông chễ hẹn. Ngày 06.06, ông Gẫm mới vào đến cửa Cần Giờ, ông trùm Huy họ Chợ Quán đã chờ ở đó sáu ngày để chuyển người mà không gặp, nên đã chở về nhà.

              Ngày 11.05.1847, ông Lê Văn Gẫm được đưa đến pháp trường “Da Còm”, tên một cây đa tróc gốc cằn cỗi ở đó (nay là xứ Chợ Đũi, khi đó còn thuộc xứ Chợ Quán), các vị tín hữu và lương dân hiện diện rất đông. Ba người em của vị anh hùng đức tin, là Tôma Trọng, Phaolô Bằng và Anrê Nguyện, cũng có mặt trong cuộc xử anh mình. Ông đội Bằng và ông Trùm Phước phải xô đẩy đám đông để đưa cha Thán đến gần giải tội lần cuối cùng cho anh mình. Ông đội cũng tặng đao phủ ba quan tiền đề anh ta chém thật gọn, giúp anh mình đỡ đau đớn.

     Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn ông Matthêu Lê Văn Gẫm lên bậc Chân Phước.

    Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

    Đặc biệt, với lời chúng ta đến với Chúa với con người đầy yếu đuối tội lỗi, xin nhất là xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để vác thập giá của mỗi người chúng ta trong đời sống với tình yêu mến. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin Chúa chúc lành cho Tổng Giáo Phận chúng ta.

              Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh các Thánh Tử Đạo của Giáo Phận Sài Gòn đã khép lại trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng nhưng cũng hân hoan vui mừng vì mừng Cha ông được phúc tử đạo. Qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cho Tổng Giáo Phận Sài Gòn can đảm sống và làm chứng cho sự thật và tình yêu như các Ngài đã sống.

    Hot Topics

    Related Articles